Giữa các VCK Euro 1960 đến Euro 1980, các trận tranh hạng ba đều được tổ chức. Tuy nhiên, kể từ Euro 1984, thể thức này đã bị hủy bỏ do nhiều lý do, bao gồm cả sự thay đổi trong cấu trúc giải đấu và những phản hồi tiêu cực từ người hâm mộ. UEFA đã giải thích rằng việc hủy bỏ trận tranh hạng ba là một phần trong sự thay đổi thể thức của giải đấu.
Tại Euro 1980, chỉ có 8 đội vào chung kết nhưng không có vòng loại trực tiếp như thường lệ, hai đội tuyển đứng đầu của Bảng 1 và Bảng 2 thi đấu ngay trận chung kết và đội nhì mỗi bảng sẽ thi đấu trận tranh hạng ba, Tiệp Khắc là đội tuyển cuối cùng thắng trận tranh hạng ba trong lịch sử giải đấu này.
Mặt khác, nhiều người tin rằng lý do chính để UEFA hủy bỏ trận tranh hạng ba là sự “không xứng đáng” khi giữ vị trí thứ ba chung cuộc. Trận đấu này được coi là lãng phí tiền bạc và không hấp dẫn đối với khán giả. Thực tế, lượng người xem tại sân và qua truyền hình đều rất thấp. Ví dụ, trận tranh hạng ba tại Euro 1960 ở Pháp chỉ thu hút 9.438 người xem, dù Pháp là đội chủ nhà và tranh hạng ba với Tiệp Khắc. Tương tự, chỉ có 3.869 người đến xem Hungary đánh bại Đan Mạch ở Euro 1964.
Tại Euro 1968, Ý đã tìm ra một giải pháp bằng cách tổ chức trận tranh hạng ba và trận chung kết trong cùng một ngày và tại cùng một sân vận động, Stadio Olimpico. Điều này đã giúp tăng số lượng khán giả lên tới 68.817 người. Tuy nhiên, không phải giải đấu nào cũng có thể áp dụng cách này.
Từ những thống kê và sự kiện trên, có thể thấy rằng trận tranh hạng ba tại Euro không thu hút được sự quan tâm đáng kể từ người hâm mộ. Điều này dẫn đến quyết định hủy bỏ trận đấu này từ năm 1984 và duy trì thể thức không có trận tranh hạng ba cho đến nay.